Thống đốc tỉnh sa thải công chức qua YouTube

Thống đốc tỉnh sa thải công chức qua YouTube

Một hành động được cho là hiếm thấy trên thế giới khi Thống đốc tỉnh Rio Negro của Argentina, ông Alberto Weretilneck đã thông báo trên YouTube quyết định sa thải 170 trong tổng số 340 biên chế công chức của tỉnh nhằm tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, ông Alberto Weretilneck cũng cắt giảm 15% lương của những cán bộ may mắn còn trụ lại.

  • Cán bộ, công chức không biết cười sẽ bị sa thải
  • 8 cảnh sát bị sa thải vì khỏa thân tắm suối

Việc các nhà lãnh đạo, kể cả Tổng thống Cristina Fernández, tận dụng các mạng xã hội như Facebook hoặc Twitter để đăng tải các quyết định hoặc những thông báo quan trọng là việc làm phổ biến tại Argentina, thế nhưng ông Weretilneck đã gây "sốt" trên YouTube vì là quan chức đầu tiên của một tỉnh của nước này sử dụng mạng chia sẻ video nổi tiếng nhất thế giới để loan báo một quyết định với nội dung khiến không ít người đau lòng, đó là cắt 170 trong tổng số 340 biên chế công chức của tỉnh.

Thng c tnh Rio Negro ca Argentina Alberto Weretilneck  thng bo trn YouTube quyt nh sa thi mt na s cng chc ca tnh nhm tit kim ngn sch.Thống đốc tỉnh Rio Negro của Argentina Alberto Weretilneck đã thông báo trên YouTube quyết định sa thải một nửa số công chức của tỉnh nhằm tiết kiệm ngân sách.

"Chúng ta cần phải là những người đầu tiên nêu tấm gương về 'thắt lưng buộc bụng' và cắt giảm ngân sách," ông Weretilneck tuyên bố trong một thông điệp được ghi hình tại văn phòng nơi ông làm việc.

Tờ TTXVN đưa tin, trong bối cảnh phải giải quyết thâm hụt ngân sách trầm trọng tại địa phương mình, ông Weretilneck cũng cho hay sẽ cắt giảm 15% lương của những cán bộ may mắn còn trụ lại để tiếp tục được hưởng lương từ ngân sách của tỉnh miền Nam Argentina này.

Vị thống đốc này cũng làm gương với quyết định phải bỏ tiền túi để thuê nhà cho gia đình ông đang ở, thay vì sử dụng ngân sách của tỉnh để trang trải khoản chi không nhỏ này.

Trong khi đó, tại Việt Nam lượng công chức theo số liệu thống kê đến năm 2014 đã là hơn 280.000 công chức hưởng biên chế.
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trước đó rằng, "Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Điều này khiến cựu Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ông Alain Cany nhận xét, bộ máy công chức của Việt Nam hiện đang quá cồng kềnh với số lượng công chức, viên chức hơn mức cần thiết.
 
Theo ông Alain, điều đầu tiên mà các cơ quan Nhà nước phải làm trong tiến trình cải cách tiền lương đó là xác định đúng số lượng nhận sự cần thiết, với khối lượng công việc như vậy thì bộ máy cần bao nhiêu người và thuê tuyển đúng số người cần thiết và có đủ năng lực, phải đáp ứng mức lương đúng với năng lực của họ.

Phương Mai

Leave a Reply