Argentina từng có thời kỳ vỡ nợ trước đây. Đó là vào năm 2001. Khi đó Argentina phải tìm cách thoả thuận với chủ nợ bằng cách: “Chúng tôi sẽ đưa cho bạn 30 cent bằng đô la. Bạn có thể đồng ý hoặc từ chối”. 93% chủ nợ lúc đó đã đồng ý trong khi 7% còn lại từ chối. Tình cờ thay, trong số 7% từ chối không phải là những người cho vay gốc, mà là những quỹ cho vay khi họ mua các khoản nợ từ những chủ nợ khác. Kết quả là 7% chủ nợ này đệ đơn kiện Argentina.
Họ cho rằng, theo điều khoản “chẵn lẻ” trong hợp đồng, “nếu bạn trả cho những chủ nợ khác, bạn cũng phải trả cho cả chúng tôi. Bạn phải trả toàn bộ bằng đô la”. Cuối cùng họ đã thắng kiện.
Argentina vỡ nợ sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng domino nào. Cũng giống như một người bị vỡ nợ, ở khía cạnh vỡ nợ của một quốc gia, nó sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia khác nếu hai quốc gia không có sự tiếp xúc nào với nhau. Theo Phó Giáo sư Stephen Kaplan ở trường Đại học George Washington: “với trường hợp của Argentina, quốc gia này đã đóng cửa tách khỏi các thị trường vốn toàn cầu trong một thời gian dài”.
Dù vậy, điều này có thể khiến cho các quốc gia khác gặp khó khăn hơn trong việc thoát khỏi nợ nần. Trên thực tế, không có sự tồn tại của tòa án phá sản trong thế giới nợ nần mang tầm vóc quốc gia. Vì thế, sẽ không có hệ thống trật tự nào khi một quốc gia không thể trả hết nợ. Nhiều quốc gia đã từng thực hiện giao ước thoả thuận với chủ nợ bằng cách nếu họ dành số phiếu thuận từ các chủ nợ đồng ý việc họ có thể hoàn trả số tiền ít hơn món nợ ban đầu, thì coi như vấn đề đã được thu xếp ổn thỏa.
Tuy nhiên, phương án trên không thể áp dụng cho Argentina trừ khi nó được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Thậm chí, thỏa thuận trên nếu có xảy ra sẽ bị một bộ phận nhỏ chủ nợ không đồng ý.
Argentina sẽ “rơi xuống địa ngục” nếu bị vỡ nợ. Nỗ lực vực dậy nền kinh tế và trở lại chặng đua với cộng đồng tài chính quốc tế sẽ hoàn toàn tan vỡ nếu kết cục vỡ nợ xảy ra.
“Họ sở hữu số lượng lớn nhiều loại trái phiếu và công cụ khác nhau. Hầu hết trong số chúng đều có những quy định vỡ nợ chéo”, cố vấn Henry Weisburg ở Hãng luật Shearman Sterling, đơn vị chuyên trách các vấn đề tranh chấp tài chính vượt biên giới quốc gia nói.
Đồng nghĩa với việc nếu một quốc gia bị vỡ nợ trên một khoản nợ nhỏ, nó sẽ lan sang khác khoản nợ tiếp theo. Kết quả là Argentina sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động trong lĩnh vực thương mại tài chính. Song, phía đoàn luật sư của Argentina cho rằng, vỡ nợ sẽ cho phép quốc gia này tái cấu trúc các khoản nợ trong nước hoặc ở châu Âu , đồng thời tránh va chạm với luật pháp Hoa Kỳ.
… Nhưng tình hình sẽ vẫn bi đát nếu Argentina không vỡ nợ. Argentina lo sợ rằng, nếu họ hoàn trả hết nợ cho chủ nợ lần này, họ sẽ bị các chủ nợ khác bủa vây kiện.
Hội nghị quốc tế về thương mại và phát triển chỉ ra rằng, nếu Argentina hoàn trả hết các món nợ lần này, họ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những món nợ 135 tỷ USD khác, trong khi toàn bộ số tiền dự trữ của quốc gia này chỉ còn lại ít hơn 30 tỷ USD tại thời điểm hiện tại.