Cuộc chiến Falkland/Malvinas: Argentina quyết đối đầu Anh

(Tin tức 24h)

-
Bộ Ngoại giao Argentina tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đòi phục hồi chủ quyền của nước này tại quần đảo Falkland.

Ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Argentina tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đòi phục hồi chủ quyền với quần đảo Falkland bởi đây là vấn đề “đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Argentina”.

Bộ Ngoại giao Argentina nhấn mạnh rằng, việc đòi Anh phải trả lại quần đảo này là vấn đề mang tính nguyên tắc của quốc gia dân tộc và họ sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo đang bị London “xâm chiếm” từ năm 1982.

Quần đảo Falkland/Malvinas là lãnh thổ tranh chấp lâu đời giữa quốc gia Nam Mỹ và đất nước châu Âu này. Argentina chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Malvinas (theo tiếng Tây Ban Nha), bị Anh kiểm soát thực tế từ năm 1833, dưới cái tên Falkland.

Cuộc chiến tranh Malvinas/Falkland nổ ra vào ngày 2 /4/1982 khi Argentina tung quân chiếm đóng quần đảo này. Quân đội  Anh đã ngay lập tức triển khai một cuộc chiến chớp nhoáng nhưng đẫm máu, đánh bật Argentina ra khỏi quần đảo này.

Cuoc chien Falkland/Malvinas: Argentina quyet doi dau AnhHạm đội hải quân Anh và máy bay chiến đấu Super Étendard của hải quân Argentina đã từng tham chiến trong chiến tranh Falklands năm 1982.

Argentina không ngừng đấu tranh giành chủ quyền

Sau thất bại trên, từ đó đến nay quan hệ giữa 2 nước vẫn còn rất căng thẳng. Đặc biệt, vụ việc được đẩy lên cao sau khi Anh cho phép các công ty tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại quần đảo tranh chấp này vào năm 2012.  Ngay sau đó Argentina tuyên bố sẽ tìm mọi cách ngăn cản việc khai thác dầu ở đây.

Giữa tháng 3/2012, Buenos Aires đã cảnh báo sẽ có hành động pháp lý chống lại các công ty tham gia khai thác dầu tại khu vực quần đảo bởi đây là "hành động cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của Argentina".

Thậm chí, Argentina còn phát động một chiến dịch kêu gọi các nước Nam Mỹ không chấp nhận các tàu mang cờ Falkland/Malvinas cập cảng.

Cuối năm 2013, tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Malvinas/Falklands lại leo thang sau khi chính phủ Argentina quyết định phạt nặng, tịch thu thiết bị và xét xử các quan chức điều hành những công ty dầu mỏ hoạt động ở ngoài khơi quần đảo này.

Phía Argentina cho rằng, những hành động khai thác dầu khí ở ngoài khơi quần đảo này là vi phạm các quyết định của Liên hợp quốc.

Cuoc chien Falkland/Malvinas: Argentina quyet doi dau AnhQuần đảo Falklands nằm gần Argentina và cách rất xa nước Anh.

Mới đây nhất, trong Hiến pháp sửa đổi, Buenos Aires coi quần đảo Malvinas là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. Argentina đã đưa ra 4 cơ sở pháp lý để khẳng định cho lập trường cứng rắn của mình.

Thứ nhất là: Chủ quyền được chuyển từ Tây Ban Nha sang Argentina sau khi giành độc lập với nguyên tắc “uti possidetis juris” (sở hữu cái hiện có). Trong khi, bản thân Tây Ban Nha chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền, ngay cả khi có sự thuộc địa hóa của người Anh.

Thứ hai là: Anh đã chính thức từ bỏ thuộc địa này năm 1776, trong Công ước Nootka Sound, trong khi Argentina thì không. Việc Anh quay trở lại năm 1833 là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nên Argentina luôn phản đối hành động này từ 17/6/1833 đến nay.

Thứ 3 là: Nguyên tắc tự định đoạt mà Anh đưa ra không thích hợp, khi mà những người dân hiện tại không phải là dân bản xứ. Thực chất, Anh đã đưa công dân của mình tới thay thế người Argentina sau năm 1883.

Thứ 4 là: Quần đảo nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa năm 1958.

Ngoài việc tuyên bố khẳng định chủ quyền, Argentina vẫn luôn tranh thủ đưa vụ việc quần đảo Malvinas ra trước cộng đồng quốc tế đòi phân xử, nhưng Anh luôn từ chối ngồi vào bàn đàm phán.

Tính đến nay, trên đa số các bản đồ chính trị thế giới, quần đảo này được ghi ký hiệu là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước, không có màu sắc chỉ quốc gia có chủ quyền và in cả hai cách gọi tên của Anh và Argentina là quần đảo Falklands và Malvinas.

Long Vương (Tổng hợp)

<!--
code c

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-->

Leave a Reply