- Argentina để mắt tới chiến đấu cơ Trung Quốc
- Argentina phô trương sức mạnh trước Anh bằng tàu chiến TQ?
- Nga cho Argentina thuê Su-24, Anh gấp rút mua "siêu tên lửa"
Những hợp đồng béo bở với Argentina
Tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh) đăng bài viết cho hay:
Bản thông cáo hôm 5/2, sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Argentina tại Bắc Kinh, đã xác nhận một số chương trình quân sự giữa 2 nước vốn được đưa tin trước đó nhưng phần lớn vẫn chưa tới bước ký kết hợp đồng.
Những chương trình được đề cập trong bản thông cáo từng là đề tài thảo luận của Ủy ban hỗn hợp Argentina – Trung Quốc về hợp tác trong các lĩnh vực Quốc phòng, Công nghệ và Công nghiệp.
Trong lĩnh vực hải quân, những chương trình được xác nhận bao gồm việc Trung Quốc đóng 1 tàu phá băng, một số tàu kéo và tàu tuần tra xa bờ mới cho Hải quân Argentina.
Mô hình tàu hộ tống P-18 xuất khẩu của Trung Quốc mà Argentina có thể đặt mua.
Tàu tuần tra xa bờ ở đây có thể là tàu hộ tống P-18N, với lượng giãn nước 1.800 tấn, do Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) chế tạo.
Trong đó, theo thông tin ban đầu, 2 chiếc sẽ được đóng tại Trung Quốc và 3 chiếc khác đóng tại Argentina.
Ngoài ra, các chương trình quân sự được xác nhận còn bao gồm trao đổi sĩ quan, xây dựng bệnh viện dã chiến và hợp tác sản xuất tại Argentina các xe bọc thép chở quân (APC) Norincon 8x8 VN1.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Augustin Rossi cho biết, nước này đang có ý định chào bán xe bọc thép VN1 sang các nước Mỹ Latinh khác.
Xe bọc thép chở quân VN1.
Nếu thỏa thuận này trở thành hiện thực, nó sẽ đồng nghĩa với việc Argentina không còn hứng thú với xe bọc thép chở quân VBTP-MR Guarani của Brazil.
Vấn đề không được đề cập tới trong thông cáo trước cuộc gặp thượng đỉnh của Argentina nhưng lại có trong thông cáo sau đó là việc thành lập một nhóm công tác để xem xét khả năng hợp tác của Argentina trong chương trình máy bay chiến đấu do Trung Quốc thiết kế.
Những báo cáo của Argentina từ cuộc gặp thượng đỉnh cho thấy các cuộc thảo luận tập trung vào khả năng bán cho Argentina 14 máy bay chiến đấu Thành Đô J-10 hoặc FC-1/JF-17 sản xuất tại Trung Quốc.
Trước đó, một số nguồn tin tại FAdeA (nhà máy sản xuất máy bay Argentina) đã nói với IHS Jane’s về ý định đồng sản xuất tiêm kích FC-1 với Trung Quốc, nâng cao triển vọng rằng máy bay này cũng sẽ được chào bán sang các nước Mỹ Latinh khác.
Máy bay chiến đấu JF-17/FC-1
Tuy nhiên, một số nguồn tin Argentina khác cho hay, để đảm bảo vấn đề hậu cần, Không quân Argentina nghiêng về các thiết kế châu Âu như các tiêm kích Dassault Mirage 2000 đã qua sử dụng của Pháp hoặc những chiếc Mirage F1 cũ của Không quân Tây Ban Nha.
Những nguồn tin này cũng lưu ý rằng, Không quân Argentina có thể không đủ chi trả cho các máy bay chiến đấu Trung Quốc, trừ phi được hỗ trợ theo chương trình thanh toán bằng hàng hóa khác.
Bên cạnh đó, còn có một kế hoạch mang ý nghĩa chiến lược đối với Argentina và Trung Quốc, đó là hợp tác trong lĩnh vực không gian.
Trung Quốc sẽ xây dựng và điều hành một trạm theo dõi - kiểm soát không gian mới trên một khu vực có diện tích 200 hecta ở tỉnh Neuquen, miền nam Argentina.
Biến Argentina thành "nhà tiếp thị" vũ khí Trung Quốc
Trong khi còn nhiều điều không chắc chắn liên quan đến mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Argentina thì các mục tiêu vẫn hướng về việc tạo ra một mối quan hệ sâu sắc.
Hiện tại, Trung Quốc ít nhất đang thảo luận để bán cho Argentina các hệ thống vũ khí mới nhằm trang bị cho mỗi đơn vị vũ trang của nước này.
100 xe bọc thép chở quân hoặc hơn, 5 tàu hộ tống hay 14 máy bay chiến đấu có thể không làm thay đổi đáng kể cán cân sức mạnh của Argentina với láng giềng hoặc tham vọng của họ với quần đảo Falkland/Malvinas đang tranh chấp với Anh.
Tuy nhiên, chúng lại có thể đánh dấu một sự mở đầu cho ngành xuất khẩu quân sự đang lớn mạnh hơn của Trung Quốc.
Điều này, kết hợp với triển vọng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực không gian giữa 2 nước, tạo ra một sự thay đổi tiềm năng trong cán cân sức mạnh ở khu vực Mỹ Latinh và tăng mức độ ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Thêm vào đó, kế hoạch chuyển phương tiện cho Argentina để nước này trở thành nhà tiếp thị các xe bọc thép chở quân Norinco và máy bay chiến đấu giá rẻ có thể mang lại cho Trung Quốc một “vị trí đổ bộ” quân sự - thương mại quan trọng đầu tiên ở Mỹ Latinh.
Các báo cáo cho rằng những vấn đề quốc phòng được đề cập trong bản thông cáo ngày 5/2 đã khiến Brazil giận dữ khi quốc gia này có tham vọng trở thành nước đứng đầu trong khu vực về công nghệ quân sự.
Brazil đã tìm cách vượt mặt các đối thủ cạnh tranh thông qua những thỏa thuận hợp tác quân sự với Argentina, như cho phép công ty FAdeA của Argentina sản xuất các bộ phận cho máy bay vận tải Embraer KC-390.
Xem xe tăng hạng nhẹ mạnh nhất Đông Nam Á trình diễn tính năng
Lộ ảnh vận tải cơ C-295M thứ hai của VN bay thử
Sát thủ diệt hạm "Kh-35" của Triều Tiên đáng sợ cỡ nào?
Open all references in tabs: [1 - 6]