Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến, lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân thực hiện kháng chiến chống Mỹ.
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 7/1976, Quốc hội Việt Nam quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hàng triệu người Việt Nam tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác với tất cả các quốc gia. Việt Nam thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Bài viết cũng đánh giá cao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Kinh tế được cải thiện cũng góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, nhờ đó tỷ lệ tử vong ở trẻ đưới 5 tuổi giảm từ 10,4% vào năm 1970 xuống chỉ còn 1,9% năm 2014 và tuổi thọ trung bình tăng từ 49 tuổi lên 76,3 tuổi trong cùng kỳ. Giáo sư Natalichio kết luận cuộc Cách mạng tháng Tám là sự khởi đầu cho những thành tựu to lớn này.